Tìm hiểu về root Android 2
Trước tiên, nếu không root có dùng máy bình thường được không?
Câu trả lời là có, bạn có hoàn toàn có thể dùng bình thường với các nhu cầu của mình. Điện thoại Android về cơ bản là đã có đầy đủ các chức năng cần thiết của một chiếc điện thoại thông minh. Về phần mềm, không cần root bạn vẫn có thể tải phần mềm trên mạng về, chép vào máy và cài đặt. “Cần phải root mới có thể cài app cr@ck” <- đây là một thông tin không chính xác. Android có thể cài phần mềm một cách thoải mái mà không cần biết bạn tải phần mềm đó từ nguồn nào. Thông thường thì cắm dt Android vào máy tính nó sẽ hiện thành USB, chép file cài (có đuôi apk) vào, dùng trình quản lý file trên Android, chọn file apk đó và bắt đầy cài đặt.
Trên tinhte forum các thành viên cũng chia sẻ phần mềm rất nhiều và bạn có thể tải nó về để cài vào máy. Tham khảo các phần mềm tại: PHẦN MỀM ANDROID. Với việc cài thêm các phần mềm khác vào máy thì bạn cũng dễ dàng tuỳ biến chiếc điện thoại Android của mình hơn. Như: thay đổi giao diện với các launcher khác, thay đổi phần mềm mặc định (như trình duyệt, tin nhắn …) với các phần mềm khác tốt hơn.
Vậy Root là gì? (rút rút rót rót)
Nếu như nhu cầu của bạn là ngoài dùng bình thường còn muốn bỏ thời gian ra tối ưu cho chiếc điện thoại của mình thì chúng ta bắt đầu bàn đến root. Như phần trên có nói, không root vẫn dùng bình thường, vậy tại sao phải root? Đơn giản vì một số những tuỳ chỉnh, một số nhu cầu cần phải root mới thực hiện được (chi tiết sẽ bàn ở phần sau). Đây là những tuỳ chỉnh nâng cao do đó cần có quyền root mới làm được.
Bình thường bạn dùng Android với quyền user, sau khi root thì bạn dùng nó với quyền admin. Nói tóm lại, root thay đổi quyền của bạn. Root là tuỳ chỉnh về phần mềm, không can thiệp phần cứng vì thế nó không nguy hại đến phần cứng. Thao tác để root máy khá đơn giản, tuy nhiên nó cũng có một chút mạo hiểm, vì thế dù % hỏng máy không cao nhưng bạn vẫn rất có thể làm hỏng chiếc máy của mình nếu không thực hiện đúng hướng dẫn (hỏng ở đây là hỏng về phần mềm và máy khởi động không lên).
Root máy đơn thuần không làm máy hao pin hơn, không làm máy chạy chậm hơn ... Và bản thân nó cũng không làm máy bạn tốt hơn. Sau khi root thì bạn mới tiến hành các thao tác tuỳ chỉnh để máy được tốt hơn theo ý mình. Các thủ thuật này được hướng dẫn rất nhiều trong phần THỦ THUẬT ANDROID của Tinhte. Một ví dụ như bài viết này: Mang những tính năng của Android 4.1 Jelly Bean lên các máy cũ hơn
Cụ thể hơn, sau khi root có thể làm gì?
Nhiều người ghét những phần mềm mà hãng cài sẵn trong máy và muốn loại bỏ nó đi cho đỡ nặng. Đấy là lý do để họ root chiếc Android của mình, tuy nhiên nó cũng chỉ là 1 lý do mà thôi. Có rất nhiều lý do khác để root như: được can thiệp sâu vào vào hệ thống, chỉnh sửa file trong system …
Chạy các phần mềm hay mà yêu cầu root như: Titanium Backup - sao lưu mạnh mẽ hay AdAway - Chặn quảng cáo trong phần mềm … Các phần mềm khác như: Root explorer, Button Savior, Font Changer, Chainfire …
Cài rom cook cũng là một việc mà những người dùng Android hay làm sau khi root máy. Các rom cook thường đã được tuỳ biến sẵn. Tuy nhiên, sau khi root máy bạn đã có thể vọc nhiều rồi, không nhất thiết phải cook rom cũng được. Nếu bạn đã root thì hãy vọc trên rom gốc trước, sau khi đã thành thạo rồi hãy sử dụng rom cook J
Nếu bạn thấy những việc làm trong phần “sau khi root có thể làm …” không hấp dẫn bạn, như vậy thì bạn có thể không root cũng được.
Những nguy cơ đến từ root?
Đã vọc phá thì tất yếu kèm theo đó là những nguy cơ gây hoạ cho thiết bị. Với Android root máy cũng tiềm ẩn một số nguy hại mà bạn cũng nên để ý. Thông thường thì nó không ảnh hưởng nhiều vì thế khi mà đã máu vọc phá thì anh em bỏ qua tất cả những ảnh hưởng này, tuy nhiên nếu bạn muốn dùng máy bình thường, ổn định và lâu dài thì đây là những ảnh hưởng khá lớn.
Trước tiên phải nói đến đó là hành động root máy sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi đi bảo hành, nhiều hãng từ chối bảo hành nếu bạn đã thực hiện thao tác này. Về cơ bản root được xếp vào nhóm gây hoạ và có thể gây ra lỗi hệ thống, vì thế bạn root thì bạn phải tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Root xong thì máy cũng sẽ không nhận được update tự động nữa (OTA update). Thực tế thì lâu lắm Android mới có OTA update một lần nên có lẽ nó không ảnh hưởng nhiều. Có % rất nhỏ root máy biến nó thành cục chặn giấy đắt tiền, tuy % này là rất nhỏ và hi hữu tuy nhiên chuyện gì cũng có thể sảy ra.
Như đã nói ở trên root máy là chiếm quyền admin. Khi quyền admin mặc định được kích hoạt thì phần mềm bạn cài vào cũng sẽ sử dụng quyền đó. Nếu lỡ cài nhầm phần mềm "xấu" thì nó có làm gì mình cũng không biết được.
Root và rom cook khác nhau thế nào?
Root máy và sử dụng rom cook là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Sau khi root rom gốc của máy thì bạn đã có thể vọc phá rồi, rom cook thường được tích hợp các tuỳ chỉnh sẵn. Có một vấn đề đó là rom cook thì thường không ổn định để sử dụng lâu dài, và nó cũng thường xuyên ra các bản cập nhật vì thế nếu xác định dùng rom cook thì bạn cũng phải bỏ ra nhiều thời gian để mò mẫm với nó hơn.
0 nhận xét:
Post a Comment